Đại tràng (còn được gọi là ruột già) là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa trong cơ thể người, đảm nhiệm vao trò nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ nước từ ruột non xuống. Đến khi đủ lượng thì đại tràng sẽ co bóp và bài tiết phân qua trực tràng để tiến đến hậu môn và thải ra ngoài. Nếu đại tràng không hoạt động bình thường thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, bệnh lý khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.
Có rất nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến bệnh đại tràng. Mỗi bệnh lại có tính chất, dấu hiệu riêng biệt nhưng nhìn chung, khi mắc các bệnh liên quan đến đại tràng, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:
Đau vùng thượng vị, đau âm ỉ khi bệnh nhẹ và đau dự dội khi bệnh tiến triển nặng hơn
Rối loạn đại tiện: người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
Thay đổi tính chất phân: phân có thể hẹp, nhão hơn thông thường, thậm chí với những bệnh nhân nặng còn đi ngoài ra máu, phân lẫn chất nhầy
Cơ thể mệt mỏi: Bệnh đại tràng có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi do các triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện gây ra. Với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh đại tiện ra máu trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi
Giảm cân đột ngột: Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon. Bên cạnh đó, khi đại tràng gặp vấn đề, quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cũng bị ảnh hưởng dẫn đến việc cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng và hệ quả là giảm cân nhanh chóng
Các triệu chứng trên đây không đặc trưng cho bệnh đại tràng vì nó có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu gặp phải các vấn đề bất thường, bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Người mắc bệnh đại tràng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe và ngăn chặn không cho bệnh nặng thêm. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề rắc rối liên quan đến đại tràng, hãy lưu ý một vào nguyên tắc sau để xây dựng một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng tốt nhất:
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch đường tiêu hoá
Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước của cơ thể. Người lớn nên uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày bởi nước không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp kích thích nhu động ruột và giúp quá trình bài tiết độc tốc trong cơ thể hiệu quả hơn.
Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và hạn chế ăn những thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng.
Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích và đặc biệt không nên hút thuốc lá
Chia nhỏ bữa ăn để thức ăn được tiêu hóa dễ hơn. Ngoài ra, việc chia nhỏ bữa ăn cũng làm giảm bớt áp lực lên đại tràng, giúp bệnh không tiến triển nặng và hỗ trợ điều trị bệnh
Với những bệnh nhân bị bệnh Crohn, không nên ăn các thực phẩm từ sữa vì chúng khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để kích thích nhu động ruột, nâng cao sức khỏe và tăng cường tuần hoàn máu đến đại tràng
Không nên thức khuya, làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress vì chúng có thể là nguyên nhân khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn
Nhận biết sớm và chăm sóc đúng cách là yếu tố giúp đảm bảo tình trạng sức khỏe của đại tràng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hay có băn khoăn về các bệnh đại tràng, hãy tìm kiếm sự tư vấn và kiểm tra từ bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và quản lý đúng cách.
- Phan Thanh Trường: Kinh Nghiệm Là Một Chìa Khóa Mở Lối Tới Vinh Quang
- Phỏng Vấn Thầy Thuốc Nhiều Kinh Nghiệm Chữa Ung Thư Và Covid-19 Tỉ Lệ Thành Công Rất Cao
- Thuận Dung Spa – Nâng tầm vẻ đẹp của bạn!
- Người Mang Yêu Thương, Năng Lượng Sưởi Ấm Hàng Triệu Trái Tim Con Người – Master Anh Đức
- Điểm chuẩn 2 phương thức xét tuyển của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM