Cấp Hộ Chiếu Gắn Chip Cho Công Dân Việt Nam, Bỏ Chứng Chỉ Tin Học, Ngoại Ngữ Đối Với Chấp Hành Viên

Đăng ngày 01/03/2023

Chính sách có hiệu lực từ tháng 3/2023: Cấp hộ chiếu gắn chip cho công dân Việt Nam, bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với chấp hành viên; quản lý trong việc tiếp nhận tiền công đức, tài trợ; người lao động được tăng mức bồi thường bằng hiện vật là những điểm mới cần lưu ý.

Cấp hộ chiếu gắn chip cho công dân Việt Nam:

Hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử được sử dụng đến khi hết thời hạn của hộ chiếu, không bắt buộc phải đổi sang hộ chiếu có gắn chip điện tử. Từ 1/3/2023, Bộ Công an sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Chip điện tử gắn trên hộ chiếu mẫu mới chỉ đơn thuần lưu trữ thông tin, hoàn toàn không có việc định vị theo dõi người được cấp hộ chiếu. Hộ chiếu phổ thông không gắn chip điện tử và hộ chiếu phổ thông có gắn chip điện tử được sử dụng song song. Hộ chiếu gắn chíp điện tử có tính bảo mật thông tin cao, vì được lưu trữ trong con chip, tránh nguy cơ bị lấy cắp thông tin cá nhân, bị làm giả, rất khó sao chép thông tin.

 Ảnh minh hoạ.

Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với chấp hành viên:

Chấp hành viên cao cấp, ngoài tiêu chuẩn theo quy định trên phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy địnhĐối với chấp hành viên sơ cấp, trung cấp phải có đủ tiêu chuẩn tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư số 10/2023/TT-BQP; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.

Quản lý trong việc tiếp nhận tiền công đức, tài trợ:

Từ ngày 19/3/2023 theo Thông tư 04/2023/TT-BTC, đơn vị được ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử. Về tiếp nhận tiền mặt, cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận, Với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận. Đối với tiếp nhận kim khí quý, đá quý, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cũng phải mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp. Về tiếp nhận giấy tờ có giá, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành.

Người lao động được tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật:

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hiệu lực 1/3 theo thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền như sau: Mức 1: 13.000 đồng (tăng 3.000 đồng); Mức 2: 20.000 đồng (tăng 5.000 đồng); Mức 3: 26.000 đồng (tăng 6.000 đồng); Mức 4: 32.000 đồng (tăng 7.000 đồng). Đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bồi dưỡng nếu làm việc dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng. Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm, không được trả vào lương hiện vật bồi dưỡng không được trả bằng tiền.

Bảo Ngọc SG

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *