Temu – Cảnh Báo Nguy Hiểm Mới Xuất Hiện Trên Thị Trường TMĐT

Đăng ngày 24/10/2024

Temu là công ty con của PDD Holding – đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử khổng lồ Pinduoduo tại TQ. Hiện Pinduoduo đang dính vào cuộc điều tra xâm phạm quyền riêng tư của người dùng, cũng như vi phạm các quy tắc an ninh mạng, có nguy cơ gây hại cho chính những khách hàng thân thiết. Pinduoduo cũng bị Google gở bỏ khỏi playstore. Vì vậy, TM ra đời để thay thế Pinduoduo, nhưng bước tiến mạnh mẽ hơn là thâm nhập thị trường quốc tế. Là con ruột của Pinduoduo, TM được quyền truy cập trực tiếp và kết nối với các nhà bán buôn trên khắp Trung Quốc, nên dễ dàng cạnh tranh về giá. Được ưu ái đặc biệt nên trong vòng chưa đầy 1 năm, TM luôn duy trì vị trí ở đầu bảng xếp hạng App Store với tư cách là “Ứng dụng miễn phí hàng đầu” số một.

Sau đại dịch năm 2022, người tiêu dùng trên thế giới, có xu hướng dịch chuyển sang shopping online.  Vì thế, Temu ™ đã ra mắt đúng vào thời điểm đó tại Mỹ. Bước đầu tiên là sự tính toán “đúng thời điểm”, và lựa chọn “ông lớn” làm nơi mở màn. Mặc dù ra sau các ông lớn (Cũng của TQ) như WISH, SHIEN…, và đặc biệt là anh lớn Amazon.

Tuy nhiên chiến lược khác biệt đã khiến các các anh lớn phải điều chỉnh lại chiến lược, để bảo vệ thị phần của mình. Nói về những DN đi sau, năm 2008 bên lĩnh vực BĐS có Diaoconline bên Tuổi Trẻ (với đội ngũ vô cùng hùng hậu) cũng đã phải cân nhắc khi Nhadatsaigon (chỉ có đúng 3 người) ra mắt thị trường. Điều này cho thấy: Ra sau chưa chắc đã thua. Nhỏ hơn chưa chắc không “đáng gờm”.

Tại thị trường Mỹ, Temu chiếm tới 30% các gói hàng được gửi đến Hoa Kỳ từ Trung Quốc. Vào năm 2022, với tổng khối lượng hàng hóa (GMV: gross merchandise value) là 290 triệu USD , nhưng chỉ 1 năm sau đó, con số này đã tăng hơn 4.500 lần để đạt 14 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023. Theo một số nghiên cứu dự đoán tăng trưởng của Temu sẽ tiếp tục là 29,5 tỷ USD vào năm 2024 và 41 tỷ USD vào năm 2025.

TM dường như bắt chước từ IKEA (IK), một thương hiệu nổi tiếng với chiến lược cost leadership. Nghĩa là, khi số lượng đặt hàng lớn sẽ tạo được áp lực về giá với nhà cung cấp. Chính vì thế, IK đã dùng một ma trận các cửa hàng của mình để tạo sự cạnh tranh về giá giửa các BU (business unit) của mình. Cách thức như sau, hãy tưởng tượng, cứ mỗi sản phẩm của IK, ta có một ma trận là một bảng gồm các ô. Mỗi ô là 1 cửa hàng của IK. Trong ô đó có chứa 2 thông tin. Số lượng tiêu thụ dự kiến và giá hàng tại cửa hàng. Có một nguyên tắc, nếu BU nào có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn giá hiện tại của ô, sẽ chiếm được toàn bộ số lượng dự kiến tại ô đó để ký hợp đồng với nhà cc. Điều này, khiến các BU luôn tìm kiếm các nhà cung cấp khác có thể đáp ứng được điều kiện về giá. Các BU hổ trợ nhà cung cấp tìm nguồn nguyên liệu giá thấp với số lượng lớn, tối ưu hóa quy trình và công nghệ sx nhằm giảm % hư hỏng… thậm chí hổ trợ tìm kiếm cả nguồn vốn với mục đích tiết kiệm chi phí. BU nào để mất khiến doanh số sụt giảm thì bị đóng cửa.

Chiến lược của Temu có thể tóm gọn như sau: “Cung cấp giá thấp, sử dụng mạng xã hội và sử dụng gamification để khuyến khích bán hàng”

– Giá thấp: Temu bán sản phẩm ít hơn 90% so với các nhà bán lẻ khác. Chiến lược của Temu là nhắm đến người tiêu dùng ý thức về chi phí và cạnh tranh với Amazon bằng cách cung cấp giá thấp hơn.

– Mạng xã hội: Temu sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok, Instagram và Facebook để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình. Temu cũng có một chiến lược người ảnh hưởng trên TikTok, nơi những người sáng tạo đề cập đến Temu trong bài đăng của họ.

– Gamification: Temu sử dụng trò chơi để thu hút khách truy cập với giảm giá và làm cho việc mua sắm trở nên thú vị

.- Kiểm soát hàng tồn kho thời gian thực: Temu sử dụng mô hình sản xuất ngược để kết nối phản hồi của khách hàng trực tiếp với nhà sản xuất. Điều này cho phép Temu dự trữ các mặt hàng đáp ứng nhu cầu hiện tại.

– Chuỗi cung ứng: Temu có một mạng lưới chuỗi cung ứng mạnh mẽ tập trung vào việc tập hợp hàng hóa với số lượng lớn. Temu cũng sử dụng dịch vụ giao hàng trực tiếp để tối ưu hóa chi phí hậu cần.

– Các chương trình liên kết: Temu có các chương trình liên kết thành công.

– Tiếp thị tích cực: Temu có một chiến lược tiếp thị tích cực, bao gồm một quảng cáo Superbowl có giá 14 triệu đô la.
Về chiến lược cạnh tranh, có thể thấy TM sử dụng chiến lược Cost leadership để nhanh chóng chiếm thị phần nhờ chi phí thấp, từ đó có thể cung cấp hàng hóa giá rẻ nhằm thu hút khách hàng.

Về tăng trưởng khách hàng, với khoảng 440.000 lượt tải xuống sau khi ra mắt lần đầu vào tháng 9 năm 2022, số lượt tải xuống tiếp tục tăng đều đặn cho đến tháng 4 năm 2023, đạt 15,3 triệu lượt… và gần đây vào tháng 3 năm 2024 với 41,3 triệu lượt.

Số lượng tiêu thụ dự kiến được tính do một thuật toán tính từ KPI thời gian sản phẫm nằm trên kệ. Nếu chú ý các bạn có thể thấy TM có một thuật toán AI dựa trên lịch sữ mua bán và lướt xem hàng hóa của khách hàng để tính ra số lượng tiêu thụ dự kiến. Trong các trò chơi của TM, sẽ có một phần khuyến khích các bạn lướt xem sản phẫm có trên TM. Chỉ cần bạn dừng lại bao lâu để xem giá, là thuật toán có thể tính ra là bạn có nhu cầu mua sp đó không.Mô hình quản trị của TM cho phép các trung tâm BU địa phương tìm kiếm các nhà cc có giá thành rẽ và quyết định đưa vào kinh doanh. Khi lướt trên app TM, Bạn có thể thấy, cùng một sp sẽ có nhiều nhà cc và nhiều giá. Càng xem về sau sẽ thấy càng rẽ. Điều này kích thích bạn lướt nhiều và khám phá ra nhiều thứ khác. Sau một thời gian, các nhà cc có nhiều đơn hàng sẽ tồn tại. Một số khác dừng cuộc chơi. Các BU luôn tìm cách cạnh tranh lẫn nhau vì thế TM luôn có được giá đầu vào cạnh tranh.
Trong việc bán hàng, củng như các mô hình khác, TM củng dùng chiến thuật downsell, nghĩa là khi thấy bạn quan tâm và tìm hiểu 1 sp nào đó nhưng lại ko đặt hàng, lập tức sẽ có nhiều sp tương tự của các nhà cc khác với giá hạ hơn hiện ra. Hoặc bằng cách mánh khóe chiết khấu giảm % cho bạn thông qua các trò chơi nhằm có được đơn hàng.

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của TMĐT, việc 1 doanh nghiệp xuất hiện tại bất cứ thị trường nào, ngoài việc kinh doanh còn ảnh hưởng đến quan hệ chính trị và song phương của chính 2 nước. Điển hình là Indonesia khi ngăn chặn TM đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị và kinh tế song phương của cả 2 bên.
Nói gì thì nói, việc thâm nhập vào thị trường các nước, bằng cách này hay cách khác chỉ là vấn đề thời gian. Bởi lẽ, có rất nhiều cách để xâm nhập. Tại Việt Nam, người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn, vì nếu không tỉnh táo, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hệ lụy, mà hệ lụy trước mắt là giết chết các doanh nghiệp trong nước, khi họ không đủ sức cạnh tranh được với TM.

Tuy nhiên, dù đã hoạt động rầm rộ tại Việt Nam, thế nhưng đại diện Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số cho biết tới nay, phía Temu chưa đăng ký với cơ quan quản lý Việt Nam.

Bảo Ngọc Sài Gòn (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *