Thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng ụng Y học cổ truyền CTA là một trong những thành quả nổi bật trong quá trình làm nghề y thuật của lương y Đỗ Tuấn Nam. Đây không chỉ là nơi tìm đến để được điều trị bệnh không dùng thuốc, mà còn là nơi kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền về bộ môn bấm huyệt thập thủ đạo và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác với các thế hệ học viên tham gia học tập và trở thành kĩ thuật viên bấm huyệt trong nhiều lĩnh vực.
Xuất phát từ sự tinh thông nắm vững các huyệt vị; lương y Đỗ Tuấn Nam đã tạo ra tác động chuyển biến bệnh lý tốt, hiệu quả cho bệnh nhân. Có lẽ vì chính lý do đó mà một phần học viên của các khoá học là bệnh nhân đã được lương y Đỗ Tuấn Nam điều trị bệnh thành công. Tuy họ thuộc nhiều nhóm ngành nghề lao động khác nhau nhưng trên hết, tinh thần đầu tiên của học viên khi tham gia lớp là nhằm rèn luyện, học tập kỹ năng bấm huyệt, tìm hiểu về khí công dưỡng sinh để ứng dụng trong chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và giúp đỡ cộng đồng, xã hội.Từng được trải nghiệm tay nghề của bậc thầy bấm huyệt thập thủ đạo lương y Đỗ Tuấn Nam và nhận thức được vai trò, hiệu quả của phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, các học viên đã đăng ký theo học và gặt hái được nhiều kinh nghiệm hữu ích, tạo ra được nhiều giá trị nhân văn trong cộng đồng. Có những học viên tham gia liên tiếp 02 khoá học để có thể nâng cao trình độ, kỹ năng về hiểu biết chuyên sâu về phương pháp điều trị bệnh này giúp cho việc ứng dụng được linh hoạt và hiệu quả hơn.Quá trình đào tạo, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng y học cổ truyền CTA và lương y Đỗ Tuấn Nam luôn lưu ý quá trình thực hành và tiến độ tiếp thu kiến thức, trải nghiệm của học viên. Kết hợp với những chương trình điều trị, chữa bệnh từ thiện miễn phí cho các cơ sở cộng đồng, học viên luôn được ứng dụng kiến thức đã được học giao thoa với quá trình trải nghiệm thực tế để có được sự tiếp thu tốt nhất, hoàn thiện kĩ năng khám chữa bệnh cơ bản và đa ứng dụng trong nhiều lĩnh vục điều trị bệnh, làm đẹp, dưỡng sinh,…Lương y Đỗ Tuấn Nam cho biết: “Thập thủ đạo thường bắt đầu bằng việc khai thông huyệt đạo trước khi bước vào điều trị. Trong Thập thủ đạo, có 11 huyệt thuộc hồi sinh, trong đó 8 huyệt trụ cột ở vai gáy và 3 huyệt dưới nếp nách trái – sau. Trong trường hợp người bệnh quá yếu không thể hồi sinh thì sẽ chuyển sang biến điện. Cuối cùng, cơ chế của Thập thủ đạo là thông qua phần lành chữa phần liệt, kéo dài và không chữa liên tục hàng ngày”. Chính cơ chế này đã trở thành điều đặc biệt của bộ môn thập thủ đạo giúp giảm nhanh các triệu chứng cấp tính mà không cần dùng thuốc và có tính ứng dụng chữa bệnh rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, sự tìm tòi, học hỏi của Lương y đã giúp cho bộ môn này phổ biến rộng rãi trong sử dụng điều trị các bệnh khác về phục hồi chức năng hình thể, nhan sắc.