Chuỗi Sự Kiện “Hội Thảo Đầu Bếp Châu Á”; “Thử Thách Ẩm Thực Và Bánh Quốc Tế Lần I-2024”; “Giới Thiệu 100 Loại Bánh Mứt Kẹo Việt Nam”  

Đăng ngày 25/05/2024

Hiệp Hội Siêu Đầu Bếp Thế Giới, Hiệp Hội Văn Hoá Ẩm thực Việt Nam VCCA, ICCG cùng tổ chức với chuỗi hoạt động “Hội Thảo Đầu Bếp Châu Á”; “Thử Thách Ẩm Thực Và Bánh Quốc Tế Lần I-2024”; “Giới Thiệu 100 Loại Bánh Mứt Kẹo Việt Nam” thu hút hơn gần 500  người tham dự. Đây là sân chơi cho giới đam mê ẩm thực trong nước và quốc tế trong tình hình giới ẩm thực Việt Nam đang có nhiều sự giao thoa với quốc tế hiện nay.

Bên cạnh đó, đây cũng là nơi diễn ra những buổi thảo luận và trình diễn đặc sắc, mà còn có nhiều hoạt động hấp dẫn khác để tạo ra bầu không khí sôi động và đầy năng lượng. Các khách tham dự đã có cơ hội tham gia các khóa học nấu ăn, các buổi trải nghiệm thực tế với sự hướng dẫn của các đầu bếp chuyên nghiệp.

Đây là chuỗi sự kiện vô cùng bổ ích dành cho giới đam mê ẩm thực trong nước và quốc tế, là sân chơi với nhiều hoạt động có ý nghĩa, nhằm tạo cơ hội lắng nghe và trao đổi kiến thức quý báu từ những chuyên gia hàng đầu trong ngành đầu bếp. Họ được cập nhật về những kiến thức, kinh nghiệm và cơ hội việc làm quốc tế mới nhất cả trong nước lẫn quốc tế.

Với thời lượng chương trình dài, được chia làm 3 khung giờ khác nhau với 3 chương trình riêng biệt, đã tạo nên chuỗi sự kiện hấp dẫn, lôi cuốn, bổ ích và mang nhiều giá trị cho cộng đồng.

“Hội Thảo Đầu Bếp Châu Á” với sự tham dự của nhiều nước trên thế giới như: Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Campuchia… Để có thể quy tụ được nhiều người trong giới ẩm thực từ các nước, Hiệp Hội Siêu Đẩu Bếp Thế Giới tại Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, kết nối và giữ vững mối quan hệ ngoại giao, nhằm mang các tinh hoa món ăn Việt Nam ra hội nhập thế giới và mang những nguyên liệu Việt Nam biến tấu hòa hợp cùng các món quốc tế. Bên cạnh đó, đưa các đầu bếp trẻ Việt Nam tham dự những cuộc thi cùng thế giới. Đồng thời, mang những đầu bếp thế giới về tham dự các cuộc thi tổ chức tại Việt Nam. Định hướng này nhằm góp phần đưa nghành ẩm thực Việt Nam và đầu bếp Việt Nam hội nhập cùng quốc tế. Đây cũng chính là mong muốn mà Hiệp Hội Siêu Đẩu Bếp Thế Giới tại Việt Nam đang ngày càng nỗ lực để đạt được.

“Thử Thách Ẩm Thực Và Bánh Quốc Tế Lần I-2024” được diễn ra thành công tốt đẹp với mong muốn đi theo triết lý các giám khảo quốc tế lan toả niềm đam mêm bánh và ẩm thực cũng như tạo động lực cho các đầu bếp phấn đấu và học hỏi không ngừng. Hiệp hội Siêu Đầu bếp Thế giới tại Việt Nam là  nơi giao thoa và gắn kết tình hữu nghị bền chặt cùng các quốc gia trên thế giới tạo ra Cộng đồng Liên Minh Đầu Bếp Toàn Cầu mạnh mẽ hơn.

Sự kiện cũng mang đến một không gian thú vị cho các đầu bếp trẻ và những người đam mê nấu ăn để thể hiện tài năng và sáng tạo của mình. Qua phần thi của mình, các thí sinh đã có cơ hội trình bày các món ăn độc đáo và ấn tượng trước một ban giám khảo danh tiếng. Những phần quà có giá trị cao đã được trao tặng cho những người xuất sắc nhất, tạo thêm động lực và đánh giá cao sự cống hiến của các đầu bếp trẻ.

“Giới Thiệu 100 Loại Bánh Mứt Kẹo Việt Nam” vô cùng đặc sắc bởi bàn tiệc mứt kẹo hơn 100 món, gợi nhớ nhiều hương vị mứt kẹo tưởng chừng bị lãng quên trước sự thay đổi lối sống, cách ăn của người Việt.

Đặc biệt, với sự trình diễn đến từ ba nghệ nhân Việt Nam đại diện 3 miền Bắc – Trung – Nam đã gây ấn tượng đối với các đầu bếp quốc tế lẫn giới đam mê nghề bếp trong nước, khi giới thiệu về những loại mứt truyền thống, đặc sắc của Việt Nam.

Với mong muốn lưu giữ, khơi gợi lại ký ức ẩm thực Việt cổ truyền,Nghệ Nhân Làng Nghề Cô Nguyễn Thị Tuyết (Nghệ nhân Miền Bắc), đã cầu kỳ giới thiệu món mứt từ trái khế vô cùng hấp dẫn và lạ lẫm. Với món mứt này, ngày nay dường như đã bị mai một, thất truyền.

Đại diện cho dòng mứt kẹo miền Trung, nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh đem đến món mứt lạ lẫm: mứt từ trái phật thủ. Bà cho biết để làm mứt phật thủ nguyên trái phải ngâm quả trong nước muối ít nhất một tuần để mất hết chất the trong vỏ. Sau đó gọt vỏ, luộc, ngâm đường, ngày phơi nắng tối phơi sương, rim nguyên trái đến khi trái phật thủ có độ trong mới đạt chuẩn.

Đại diện Miền Nam, nghệ nhân Hoàng Thị Ánh Tuyết đã trình diễn món mứt dừa truyền thống. Đây được xem là món mứt đặc trưng của Miền Nam khi trái dừa được trồng ở khắp nơi. Thể hiện sự trù phú và ngọt lành của trái dừa quê hương. Đây cũng được xem là món mứt không thể thiếu trong tất cả mâm bánh kẹo ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Để chương trình được diễn ra thành công tốt đẹp, ban tổ chức đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình đến từ các đại diện nhà tài trợ: Lee Kum Kee Việt Nam (Nhà tài trợ Độc Quyền); Horeca Food, Classic Fine Food; Trung tâm Hội nghị – Nhà hàng Tiệc cưới Grand Palace (Nhà tài trợ Vàng); Nhất Hương; Công ty Uni-President Việt Nam (hà tài trợ Bạc); Mắm Bà Thạo; Công ty TNHH Sâm Bố Chính Hoàng Gia; Vina Beef; Golden Pastry; Art Coconut (Nhà tài trợ đồng)….

Ông Lê Nguyễn Hoàn Long, Chủ tịch Hiệp hội Siêu đầu bếp quốc tế tại Việt Nam (WAMC) – cho biết: Chương trình lần này đã mang đến rất nhiều giá trị cho cộng đồng. Thời gian tới chúng tôi sẽ thường xuyên tổ chức các chương trình tương tự, nhằm kết nối giới đam mê ẩm thực trong nước và quốc tế.

Bảo Ngọc SG

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *