Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của khoedeponline.vn, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "khoedeponline.vn".

Giá Xăng Tăng, Giá Dầu Giảm Từ 15 Giờ Ngày 13.2

Đăng ngày 13/02/2023

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều 13.2, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng trong khi giá các sản phẩm dầu giảm.

Chiều 13.2, Liên Bộ Công thương – Tài chính đã công bố giá xăng dầu bắt đầu áp dụng từ 15 giờ cùng ngày. Kỳ điều hành xăng dầu lần thứ hai trong tháng 2 đáng lẽ diễn ra vào ngày 11.2, nhưng do rơi vào ngày nghỉ cuối tuần nên được chuyển sang ngày 13.2.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm từ 15 giờ ngày 13.2 - Ảnh 1.

Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm từ 15 giờ ngày 13.2 – NGỌC THẮNG

Cụ thể, giá xăng E5RON92 không cao hơn 22.869 đồng/lít (tăng 540 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành). Giá xăng RON95 không cao hơn 23.767 đồng/lít (tăng 620 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành).

Giá dầu diesel không cao hơn 21.562 đồng/lít (giảm 962 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành). Giá dầu hỏa không cao hơn 21.594 đồng/lít (giảm 982 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành). Giá dầu mazut không cao hơn 13.636 đồng/kg (giảm 298 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Giá xăng tăng từ 540 – 620 đồng/lít, giá dầu giảm

Trong kỳ điều hành này, Liên Bộ Công thương – Tài chính không thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95; thực hiện trích lập quỹ đối với dầu hỏa và dầu mazut, đều ở mức 200 đồng/lít; dầu diesel 600 đồng/lít.

Liên Bộ Công thương – Tài chính không thực hiện chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, 2 mặt hàng xăng vẫn đang được chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (từ kỳ điều hành ngày 30.1) ở mức cao. Cụ thể, xăng E5RON92 là 850 đồng/lít; xăng RON95 là 950 đồng/lít.

Liên Bộ Công thương – Tài chính thông tin thêm, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 30.1 – 13.2) chịu ảnh hưởng của các yếu tố, như: Cục Dự trữ liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất; lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga và việc OPEC+ quyết định giữ nguyên các biện pháp hạn chế sản lượng; các tín hiệu trái chiều về sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu ở Trung Quốc…

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *