Hội chứng Tic (tật máy cơ) hay còn gọi là Tourette là các cử động và âm thanh phát ra lặp đi lặp lại một cách không kiểm soát được. Tic là biểu hiện điển hình của một nhóm bệnh về phát triển thần kinh khởi phát ở trẻ em, Đây là một rối loạn tâm – thần kinh đặc trưng bởi chuyển động Tic. Nói rõ hơn, tic là các chuyển động vận động hoặc tạo âm thanh lặp đi lặp lại, rập khuôn, không tự ý.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường xuất hiện từ thời thơ ấu. Điển hình bắt đầu từ 5 – 6 tuổi và xu hướng nặng nhất trong 10 – 12 tuổi. Nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn khoảng ba đến bốn lần so với nữ giới.
Rối loại Tíc bao gồm Rối loạn Tic Mãn tính (loại vận động hay âm thanh) và Rối loạn Tic Nhất thời:
Rối loạn Tic này được phân biệt theo loại tic xảy ra (vận động, âm thanh/phát âm, hoặc cả hai) cũng như khoảng thời gian mắc triệu chứng tic. Rối loạn Tic Mãn tính nói về những người chỉ có tic vận động hoặc tic âm thanh (không phải cả hai) trong hơn một năm và Rối loạn Tic Nhất thời nói về những người mắc triệu chứng tic trong ít hơn một năm.
Đây là dạng rối loạn vận động hay rối loạn phát âm được diễn ra ngoài tầm kiểm soát của người bệnh, tức không chủ đích, xảy ra bất ngờ, nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần, không thể kìm nén được nhưng cũng có thể làm mất đi tạm thời trong thời gian vài phút đến vài giờ. Trẻ khi mắc hội chứng này, theo mức độ nặng hay nhẹ có thể có những hành động hoặc lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần khác nhau.
CÁC ĐẶC ĐIỂM QUAN TRỌNG KHÁC CỦA TIC
• Tic có thể thay đổi về loại, cường độ và vị trí xảy ra.
• Tic thường tăng lên khi bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, phấn khích, lo âu và mệt mỏi.
• Một số tic có thể được kiềm chế nhưng chỉ trong thời gian tạm thời.
• Các tic có thể giảm đi khi bệnh nhân đang thực hiện các hoạt động yên tĩnh, đòi hỏi sự tập trung.
• Trước khi bị tic, bệnh nhân có thể có cảm giác thôi thúc, thường được miêu tả như một cảm giác của giác quan hay trong tâm trí xảy ra trước khi có tic.
QUÁ TRÌNH DIỄN TIẾN & MỨC ĐỘ CỦA TS
Các tic thường khởi phát ở tuổi từ 5 đến 7, nhiều khi bắt đầu với tic vận động ở vùng đầu hay cổ. Sau đó thì tần suất và độ nặng của tic thường tăng dần trong khoảng từ 8 đến 12 tuổi. Tic có thể có mức độ từ nhẹ đến nặng. Nhiều người mắc TS sẽ thấy bệnh được cải thiện đáng kể khi gần hết tuổi teen và ở một số người thì chứng tic sẽ hoàn toàn biến mất. Một số ít người mắc TS sẽ tiếp tục có chứng tic dai dẳng và nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Theo các bác sỹ, nguyên nhân gây bệnh TS và các Rối loạn Tic khác vẫn chưa được hiểu rõ. Các bệnh này có xu hướng xuất hiện trong gia đình và có nhiều nghiên
cứu đã xác nhận được một mối liên hệ đến gen. Các yếu tố trong môi trường, quá trình phát triển và yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ra các rối loạn này nhưng hiện tại chưa xác định được bất kỳ tác nhân hay sự cố cụ thể nào. Nhiều nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm kiếm các gen và yếu tố tiềm ẩn khác mà có thể góp phần cho việc phát triển các Rối loạn Tic.
Một nguyên nhân nữa có thể do trong thời gian được nghỉ hè trẻ xem ti vi, điện thoại, ipad hoặc chơi game quá nhiều. Khi đó mắt và thần kinh của trẻ luôn trong trạng thái tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng là nguyên nhân khởi phát các triệu chứng của hội chứng TIC.
Không có cách chữa khỏi Tic, nhưng các phương pháp điều trị có sẵn để giúp kiểm soát một số triệu chứng. Tics chỉ được điều trị khi chúng ảnh hưởng đến các hoạt động hoặc hình ảnh bản thân của trẻ; điều trị có thể bao gồm liệu pháp nhận thức – hành vi và clonidin hoặc thuốc chống loạn thần. Nếu trẻ bị nhẹ sẽ biến mất hoàn toàn sau khi trẻ lớn, nhưng cũng có trường hợp đối mặt với nó đến khi trưởng thành. Do đó để phòng ngừa hội chứng này, các bậc cha mẹ nên quan tâm, hướng con em mình đến các hoạt động ngoài trời, tập thể nhằm giúp trẻ tránh xa những tác nhân có hại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Bầu Hiển Bắt Tay Với Vietnam Airlines Và Tổng Công Ty Đường Sắt Sẽ Có Gì?
- KHAI MẠC GIẢI TENNIS NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG & TRANG TRÍ NỘI THẤT VIỆT NAM MỪNG XUÂN 2024
- Toyota Crown 2023 trình làng mẫu sedan hybrid theo phong cách Crossover
- Thói quen ăn uống tốt nhất để có cơ thể săn chắc sau tuổi 50
- BSIN CLUB – Nơi những doanh nhân tri thức và bản lĩnh hội tụ