Nhiều Căn Nguyên Dẫn Đến Phù Tay Và Mặt

Đăng ngày 12/05/2023

Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân được điều trị bệnh bằng các thủ thuật xâm lấn chẳng hạn như máy chạy thận, máy điều hòa nhịp tim, ống thông tĩnh mạch…

Những biện pháp này có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ hình thành những cục máu đông trong lòng mạch và gây bệnh. Các bệnh lý ung thư là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh này (chiếm khoảng 90% các trường hợp). Đặc biệt thường gặp ở những trường hợp ung thư thùy trên phổi nguyên phát, hay một số bệnh lý ung thư khác di căn đến phổi.

Ngoài ra, các trường hợp có khối u ở trung thất, bệnh ung thư hạch bạch huyết cũng có thể gây ra hội chứng nguy hiểm này.Bên cạnh đó, theo các chuyên gia tim mạch, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên còn có thể do một số nguyên nhân như các bệnh về mạch máu (viêm mạch, phình động mạch chủ…), bệnh viêm nhiễm (giang mai), nhiễm trùng, bệnh lao, trung thất bị xơ hóa…

Các chuyên gia cho biết, hội chứng tĩnh mạch chủ trên là một hội chứng có tốc độ phát triển chậm. Thời gian đầu bị bệnh, người bệnh thường không có quá nhiều triệu chứng, những biểu hiện thường chỉ thoáng qua và rất khó nhận biết.

Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ ngày càng phát triển. Theo thời gian, tình trạng chèn ép tĩnh mạch chủ trên sẽ ngày càng nghiêm trọng và những triệu chứng bệnh sẽ rõ ràng hơn.

Các triệu chứng có thể gặp như sau:

– Người bệnh hay bị đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, khó ngủ, khi phải làm việc trí óc sẽ rất dễ bị mệt mỏi,…

– Ban đầu, người bệnh chỉ bị tím ở môi, má và tai. Tuy nhiên, khi gắng sức hoặc khi ho, cả gương mặt của người bệnh sẽ có dấu hiệu tím tái khá rõ ràng. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị tím hoặc đỏ cả phần nửa người trên.

– Nửa trên của cơ thể như lồng ngực và khuôn mặt của người bệnh có thể bị phù, phần cổ cũng trở nên to bạnh,…

– Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi lớn. Ở phần dưới da những tĩnh mạch nhỏ cũng nở lớn ra. Khi quan sát, có thể dễ dàng nhận thấy những đường ngoằn ngoèo có màu tím hay màu đỏ. Khi người bệnh ngồi hoặc đứng đều có thể quan sát rõ tình trạng tĩnh mạch nổi lên.

– Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như khàn tiếng, ho, đau tức phần ngực, có cảm giác khó thở,…

Bảo Ngọc SG

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *