Kiên Giang là một tỉnh thành thuộc miền Tây Nam Bộ, với nhiều lợi thế về thủy – hải sản và nông nghiệp phát triển. Do đó, ẩm thực tại đây khá phát triển với sự phong phú, cũng như đa dạng trong cách chế biến và nguyên liệu.
Ẩm thực Kiên Giang với bánh canh ghẹ chả, gỏi cá trính, nấm tràm… là những món ăn ngon mang đậm hương vị miền Tây sông nước khó cưỡng đối với thực khách khi ghé thăm.
Thưởng thức ẩm thực Kiên Giang
Bánh canh ghẹ chả
Món bánh canh ghẹ chả Hà Tiên níu chân người lữ khách bởi hương vị đặc trưng đậm đà khó tả vốn dĩ chỉ có ở miền Tây sông nước. Là nồi nước lèo ngon ngọt từ tôm khô, thịt và xương heo, cộng thêm đầu cá thu lấy khi tàu vừa cập bến thơm, ngọt, mặn mà lại rất thanh. Là từng miếng chả cá được chế biến bằng thịt cá thu tươi nạo, trộn với gia vị cơ bản như tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, mắm rồi quết thật đều tay, sau đó đem lấp chín hoặc chiên, miếng chả thơm cự ngon, vừa giòn vừa dai, đậm đà thơm lừng khó tả. Là từng miếng thịt ghẹ ngon chắc thịt, tươi ngon, không quan trọng là to hay nhỏ.
Tất cả hòa quyện lên một tô bánh canh ghẹ chả thơm ngon, không hề ngai ngái với mùi tanh của hải sản, ngược lại cực thơm nồng lôi cuốn, hấp dẫn với một tô chỉ thấy toàn ghẹ và chả.
Bún cá Kiên Giang
Là đặc sản đậm chất hương vị miền Tây, bún cá Kiên Giang được chế biến mang hương vị đặc sắc, đậm đà khiến du khách một lần ăn nhớ mãi.
- Đó là những con cá to được lựa chọn kỹ lưỡng, làm sạch cắt thành 3 khúc, điểm đặc biệt đó là làm sạch nhưng giữ lại bộ lòng cá, sau đó đem hấp chín, lột da rùi gỡ thịt ra thành từng miếng.
- Tiếp đến là tép biến, được rửa sạch, lột vỏ và bỏ đầu, ướp gia vị rùi rim lửa nhỏ với tỏi mỡ cho đến khi tép săn lại, vàng ươm và dậy mùi thì múc ra để nguội. Nước lèo đặc trung với khô mức nướng xé nhỏ nêm vừa ăn tạo nên hương vị đặc trưng. Nếu vào mùa cá có trứng thì đánh trứng cá tơi rồi cho luôn nồi nước lèo.
- Bún gạo: Sợi bún gạo được ngâm nước dừa vừa trắng vừa mượt, có như thế, tô bún cá mới thơm ngon và giá trị.
Từng miếng cá thơm ngon hòa quyện với tôm vàng hấp dẫn tạo nên hương vị ngây ngất thơm lừng của ẩm thực Kiên Giang. Nước lèo thơm thơm mùi cá, ngọt của mực và beo béo của trứng cá cùng sợi bún dai ngon tuyệt vời. Khi ăn cho thêm chút ớt, rau sống, rau thơm sẽ ngon tuyệt vời.
Nấm tràm
Là đặc sản có thể chế biến thành nhiều món ngon phong phú ở Phú Quốc, nấm tràm không phải lúc nào cũng có sẵn, vào mùa mưa mới đúng là nấm tràm ngon. Vào mùa mưa, lá và vỏ của cây tràm rụng thành từng lớp theo năm tháng thành một lớp mùn để nấm phát triển. Thời gian bắt đầu rộ và kéo dài khoảng một tháng.
Nấm tràm có thể chế biến thành nhiều món ăn như cháo nấu, nấm xào thịt, nấm xào tôm, nấm xào mực, nấm nấu gà… Ngoài ra, có một món ăn được chế biến từ nấm tràm rất đặc biệt đó là nấm nấu với chả cá nhồng hoặc cá rựa. Món nấm trầm nấu với cá nhồng, cá rựa, đập thêm quả trứng gà, trứng vịt thật hấp dẫn.
Gỏi cá trích
Chắc hẳn du khách không thể quên được đặc sản cá trích ở miền Nam Bộ. Là dĩa gỏi dân dã của người dân Phú Quốc, ngày nay không chỉ là món ăn mà còn là món nhậu khoải khẩu của thực khách.
Món gỏi cá trích là sự lựa chọn của những con cá nhiều thịt tươi sống béo ngọt. Cá đánh sạch vảy, bỏ ruột, vây và đuôi. Món cá trích đặc sắc ở chỗ chỉ lấy phần thịt ở hai bên lườn cá, bỏ đầu đuôi, dùng dao lóc bỏ xương để lấy thịt bóp gỏi.
Ăn kèm là hành tây thái mỏng, ớt thái sợi và hành tím thái mỏng, dừa nạo cùng nước mắm Phú Quốc cực ngon. Món gói cá trích còn là ẩm thực đặc trưng cho miền quê sông nước nói chung và Phú Quốc nói riêng.
Cà xỉu
Nghe tên có vẻ lạ nhưng khi nhìn thấy có lẽ bạn sẽ ngất “xỉu” đúng như cái tên gọi của nó. Cà xỉu sống chủ yếu ở sông biển, nước lợ, có nhiều ở vùng đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên. Có râu dài để cắm xuống đất kiếm thức ăn. Thoạt nhìn na ná như con côn trùng với cái râu dài và to. Cà xỉu ngon nhất là khi được muối vào buổi sáng và xào nấu vào buổi chiều, khi vị mặn chưa ngấm hết vào thịt hoặc có thể để trong hũ ăn quanh năm.
Mùa cà xỉu nhiều nhất khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Chúng được rửa sạch bùn đất, giữ lại phần đuôi rồi làm mắm. Cứ một lớp cà xỉu rắc một lớp muối lên. Tùy theo sở thích mà người ta có thể muối bằng nước muối hoặc muối hạt, thêm đường để mắm nhanh chua. Nói chung đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật và kinh nghiệm để có mắm cà xỉu ngon.
Phi thơm tỏi cho cà xỉu vào xào, đảo đều tay cho gia vị thấm đều. Nêm chút tiêu, đường cho vừa miệng ăn. Ăn với cơm nóng, nhai giòn giòn ngon tuyệt, đặc biệt trời mưa râm râm ăn món này thì còn gì bằng.
Bánh thốt nốt
Đây là đặc sản của người Khmer Nam Bộ, bánh được làm từ nước và trái thốt nốt. Đó là những chiếc bánh thơm lừng từ bột gạo được ủ lên men, sau đó trộn với cơm thốt nốt của những trái có cơm dày và nước thốt nốt, sau đó gói lá chuối theo hình chữ nhật rồi hấp lên. Khi hơi nóng bốc lên từ nắp xửng cùng mùi thơm lừng tỏa ra là bánh chín. Mở gói lá lấy bánh ra, bánh chín có màu vàng sắp cực đẹp mắt và thơm ngon.
Bánh tét Cật Phú Quốc
Món bánh tét cật ngập tràn nhiều nhất ở chợ Dương Đông – chợ lớn nhất của huyện đảo Phú Quốc. Tham quan ngôi chợ này bạn sẽ thấy rất nhiều đặc sản Kiên Giang lôi cuốn khách du lịch.
Du lịch đảo Phú Quốc nên thưởng thức ẩm thực với món bánh tét cật Phú Quốc- một đặc sản khiến du khách lưu luyến, có thể ăn no và là đặc sản Kiên Giang làm quà.
Ngoài ra còn có rất nhiều món ngon cũng như đặc sản Kiên Giang mua về làm quà như nước mắm Phú Quốc, cá bông mú, nhum, cá mú nướng mọi, canh chua cá bớp… mà mỗi độ ghé thăm du khách đều không thể lãng quên.
Bảo Ngọc SG